Thuế nhà thầu và những thông tin quan trọng về thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu là gì? Đối tượng chịu thuế nhà thầu gồm những ai? Khi doanh nghiệp hợp tác với công ty nước ngoài thì tính thuế nhà thầu cần lưu ý những gì?…

Mọi thắc mắc của bạn liên quan đến thuế nhà thầu sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này của chúng tôi. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Nội dung:

Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu (FCT) là một loại thuế được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. (không hoạt động theo luật Việt Nam). Có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

Thuế nhà thầu tiếng Anh

Thuế nhà thầu tiếng Anh là Foreign Contractor Tax (FCT).

Thuế nhà thầu phát sinh khi nào?

Thuế nhà thầu sẽ phát sinh khi một cá nhân, tổ chức không hoạt động theo luật Việt Nam. Nhưng có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

Đối tượng chịu thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng cho một số khoản thanh toán cho các công ty nước ngoài bao gồm: tiền bản quyền, lãi tiền vay, phí dịch vụ, dịch vụ vận chuyển, tiền thuê, phí bảo hiểm, chuyển nhượng chứng khoán. Và hàng hóa cung cấp tại Việt Nam hoặc kèm theo dịch vụ cung cấp tại Việt Nam.

Thuế nhà thầu có được khấu trừ hay không?

Doanh nghiệp có ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu. Doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp. Thì doanh nghiệp phải tính thuế GTGT và nộp thay cho Nhà thầu nước ngoài.

Theo quy định, Doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với khoản thuế GTGT nộp thay cho nhà thầu nước ngoài.

Doanh nghiệp phải có chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài thì mới đủ điều kiện kê khai khấu trừ thuế GTGT.

Thuế nhà thầu phần mềm

Thuế nhà thầu là một vấn đề khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp. Hiện nay, thuế nhà thầu đối với phần mềm lại càng làm cho những doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm thực hiện không đúng.

Theo quy định, thuế nhà thầu đối với việc nhập khẩu phần mềm là:

  • Thuế GTGT: bản quyền phần mềm, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
  • Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ (%) thuế TNDN

Tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với bản quyền phần mềm là 10%.

Trong trường hợp hợp đồng nhà thầu, 2 bên thỏa thuận số tiền thanh toán đã bao gồm thuế nhà thầu. Thì công ty phải khấu trừ thuế trước khi chi trả cho phía nước ngoài. Và chi phí thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

Còn trong trường hợp hợp đồng có phần giá trị dịch vụ bảo trì phần mềm. Mà phần mềm giá trị này được tách riêng thì dịch vụ bảo trì phần mềm cũng không chịu thuế GTGT. Và tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với dịch vụ bảo trì phần mềm là 5%.

Thuế nhà thầu nước ngoài

Các loại thuế nhà thầu nước ngoài được áp dụng bao gồm:

  • Nhà thầu nước ngoài là cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo thông tư 103/2014 và thuế TNCN theo các thông tư hiện hành.
  • Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thì chịu thuế GTGT và thuế TNDN theo thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014.

Thuế nhà thầu lãi vay

Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn của tổ chức nước ngoài thì khi trả tiền lãi cho tổ chức đó sẽ phải nộp thuế thay cho họ.

Theo quy định, lãi tiền vay trả cho các tổ chức nước ngoài phải chịu thuế nhà thầu với mức thuế suất thuế TNDN là 5%. Lãi suất của các khoản vay từ một số Chính phủ hoặc các tổ chức của Chính phủ nước ngoài có thể được miễn thuế nhà thầu nước ngoài. Nếu thỏa mãn các điều kiện áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần được ký giữa 2 nước hoặc dựa trên Thỏa thuận riêng giữa các Chính phủ.

Cách tính thuế nhà thầu theo giá Gross

Khi doanh nghiệp Việt Nam hợp đồng với nhà thầu theo nước ngoài theo giá Gross. Thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu khoản tiền thuế GTGT và thuế TNDN. Khi đó, cách tính thuế sẽ được thực hiện như sau: tính thuế GTGT cho nhà thầu trước, rồi tính thuế TNDN cho nhà thầu nước ngoài.

Tính thuế GTGT theo công thức:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Tính thuế TNDN theo công thức:

Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Tính thuế nhà thầu phải nộp:

Thuế nhà thầu phải nộp = Thuế GTGT phải nộp + Thuế TNDN phải nộp

Cách tính thuế nhà thầu theo giá Net

Khi tính thuế nhà thầu theo giá Net, chúng ta sẽ thực hiện như sau: Tính thuế TNDN cho nhà thầu nước ngoài trước, rồi tính thuế GTGT cho nhà thầu.

Tính thuế TNDN theo công thức:

Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Tính thuế GTGT theo công thức:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Tính thuế nhà thầu phải nộp:

Thuế nhà thầu phải nộp = Thuế GTGT phải nộp + Thuế TNDN phải nộp

Thông tư 103 thuế nhà thầu pdf

Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Hạch toán thuế nhà thầu

Căn cứ giá trị hợp đồng và việc tính thuế nhà thầu theo công thức trên. Việc hạch toán thuế nhà thầu được tính như sau:

Giả sử thông tin hợp đồng và kết quả tính như sau: Giá trị hợp đồng: 100, VAT : 9, CIT : 11

Đối với hợp đồng Net

Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu nước ngoài:

  • Nợ TK 627; 642   100
  • Có TK 331            100

Hạch toán thuế VAT và CIT:

  • Nợ TK 133                 9  (VAT được khấu trừ)
  • Nợ TK 627; 642        11 (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)
  • Có TK 3338               20

Nộp thuế:

  • Nợ TK 3338    20
  • Có TK 112       20

Đối với hợp đồng Gross

Hạch toán công nợ và thuế:

  • Nợ TK 627, 642   80
  • Nợ TK 811           11  (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
  • Nợ TK 133           9 (VAT dược khấu trừ)
  • Có TK 331           80
  • Có TK 3338         20

Nộp thuế:

  • Nợ TK 3338       20
  • Có TK 112          20

Đối với hợp đồng chưa gồm VAT (CIT nhà thầu chịu):

Hạch toán công nợ và thuế:

  • Nợ TK 627; 642     89
  • Nợ TK 811             11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
  • Nợ TK 133              9 (VAT được khấu trừ)
  • Có TK 331              89
  • Có TK 3338            20

Nộp thuế:

  • Nợ TK 3338      20
  • Có TK 112         20

Như vậy, trên đây là những thông tin liên quan đến Thuế nhà thầu mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!

5/5 - (4 bình chọn)