Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2018 mới nhất

Thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho đối tượng nào và cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người lao động hiện nay.

Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2018 mới nhất. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Nội dung:

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương. Hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập.
  • Cá nhân là người có thu nhập không mang quốc tịch Việt Nam. Nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam
  • Người nước ngoài làm việc và có thu nhập tại Việt Nam.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2018 mới nhất

Đối với cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (%)

Trong đó:

Thuế thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thế – Các khoản giảm trừ.

Thu nhập chịu thuế: Là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau: Tiền ăn giữa ca, ăn trưa + Tiền phụ cấp điện thoại + Tiền phụ cấp đồng phục + Công tác phí + Tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm.

Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh (bản thân 9.000.000 và người phụ thuộc là 3.600.000 tính trên 1 tháng). Các khoản bảo hiểm xã hội, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể như sau:

  • Bậc thuế 1: Phần thu nhập tính thuế/tháng đến 5 triệu đồng, áp dụng thuế suất 5%
  • Bậc thuế 2: Phần thu nhập tính thuế/tháng từ trên 5 đến 10 triệu đồng, áp dụng thuế suất 10%
  • Bậc thuế 3: Phần thu nhập tính thuế/tháng từ trên 10 đến 18 triệu đồng, áp dụng thuế suất 15%
  • Bậc thuế 4: Phần thu nhập tính thuế/tháng từ trên 18 đến 32 triệu đồng, áp dụng thuế suất 20%
  • Bậc thuế 5: Phần thu nhập tính thuế/tháng từ trên 32 đến 52 triệu đồng, áp dụng thuế suất 25%
  • Bậc thuế 6: Phần thu nhập tính thuế/tháng từ trên 52 đến 80 triệu đồng, áp dụng thuế suất 30%
  • Bậc thuế 7: Thu nhập trên 80 triệu đồng, áp dụng thuế suất 35%

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động nhưng dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên

Đối với cá nhân cư trú, thuế suất áp dụng trong công thức tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 10%. Như vậy, công thức tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của đối tượng này là:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 10%

Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% như trên. Nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân đó sau khi trừ gia cảnh mà chưa đạt đến mức phải nộp thuế. Thì cá nhân đó sẽ làm bản cam kết TNCN theo mẫu 02/CK – TNCN. Và gửi đến tổ chức chi trả thu nhập để tổ chức làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân đó. Nếu phát hiện cá nhân đó gian lận, sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật thuế hiện hành.

Đối với cá nhân không cư trú

Bao gồm các cá nhân:

  • Không có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch. Hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
  • Không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng này như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%

Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

Người lao động là người nước ngoài chỉ đóng thuế thu nhập đối với phần tiền lương phát sinh tại Việt Nam. Còn tiền lương phát sinh ở nước ngoài thì không phải đóng thuế thu nhập theo Luật Thuế TNCN.

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được tính theo công thức:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công x 20%

Chú ý: Đối với phần thuế TNCN từ tiền lương , tiền công của cá nhân không cư trú thì doanh nghiệp, người sử dụng lao động không phải thực hiện quyết toán.

Thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2012. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng là một trong các loại thu nhập chịu thuế.

Có 2 cách để tính thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà mà người bán nhà phải nộp như sau:

Cách 1: Áp dụng công thức:

Thuế TNCN = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

Trong đó:

  • Giá bán: là giá được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng
  • Giá mua: là giá được xác định căn cứ vào giá trị ghi trên hợp đồng mua bán. Trong trường hợp đối với nhà ở không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng, mua lại. Thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở.

Cách 2: Áp dụng trong trường hợp không xác định được giá mua. (tức là không xác định được giá trị thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng. Thì giá chuyển nhượng được xác định căn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).

Công thức tính như sau:

Thuế TNCN = 2% Giá chuyển nhượng

Thuế thu nhập cá nhân cho thuê nhà

Theo quy định, hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT. Thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế.

Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100 triệu đồng trở xuống. Hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8.4 triệu đồng trở xuống. Thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân. Và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này.

Trong trường hợp số tiền cho thuê nhà lớn hơn 100 triệu đồng/năm. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo công thức sau:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 5%

Trong đó, doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu. Bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

Còn trong trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước nhiều năm thì doanh thu tính thuế TNCN xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Như vậy, trên đây là những thông tin về thuế thu nhập cá nhân mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân trong từng trường hợp. Chúc bạn thành công!

5/5 - (4 bình chọn)